Nội dung nào cần có trong bản kế hoạch kinh doanh ?
Với mỗi doanh nghiệp mới thành lập, việc lập ra một bản kế hoạch kinh đầy đủ nhất không chỉ nói lên khát khao muốn thành công của các doanh nghiệp, mà còn là bước tiền đề để các nhà CEO chuẩn bị những điều cần thiết. Bản kế hoạch kinh doanh còn đóng vai trò hướng dẫn đường đi nước bước cho các nhà sáng lập. Nếu như họ chưa có vốn ban đầu cần vay tiền gấp, bản kế hoạch kinh doanh chính là “con át chủ bài” để giữ chân các nhà đầu tư.
Vậy bản kế hoạch kinh doanh chi tiết cần có những nội dung gì?
Đây là phần đầu tiên và cũng là phần tổng quan, khái quát hết tát cả những thông tin cơ bản trong một doanh nghiệp. Chương này yêu cầu các nhà hoạch định không chỉ đơn thuần vẽ nên vài nét bút, phác thảo về các thông tin liên quan đến tên công ty, ngày thành lập, lĩnh vực dự án mà cần phải trình bày cả những kế hoạch về tài chính, sơ đồ tổ chức trong công ty hay thị trường tiềm năng.
Giới thiệu chung.
Các nội dung trong phần giới thiệu chung cần đề cập đến là những gì khách hàng có thể nhìn thấy ngay lập tức, và những thông tin này sẽ đi cùng tổ chức suốt cuộc đời.
- Tên công ty, ngày thành lập.
- Dự án, lĩnh vực sẽ hoat động.
- Số điện thoại, mã số thuế.
Những thông tin này cần phải có sự xác nhận của bộ, cơ quan địa phương và được đăng kí trước khi công ty được thành lập chính thức.
Vấn đề và giải pháp.
Vấn đề và giải pháp ở đây chính là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp đó định kinh doanh sản phẩm gì, xác định đối tượng, tập khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Hiện tại VNP Group đang có một dự án Wemoney về lĩnh vực tài chính, cho vay vốn và thẻ tín dụng. Đây là “sân chơi” kết nối các bên cho vay (các doanh nghiệp, tổ chức tài chính lớn, vừa, nhỏ) với những người đi vay (đối tượng có thể là các bạn trẻ, những người chủ gia đình cần vay tiêu dùng trang trải cho cuộc sống doanh nghiệp hay những người mới bắt đầu khởi nghiệp). Tất cả những ý tưởng đó về vấn đề đều phải được các chủ doanh nghiệp xây dựng lộ trình cụ thể. Việc đánh vào tâm lí, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng chính là giải pháp tốt nhất.
- Đưa ra 1-3 câu về những gì khách hàng đang gặp.
- Mô tả sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Thị trường mục tiêu.
Mở rộng thị trường mục tiêu, kéo thêm được nhiều khách hàng chính là tạo được doanh thu,lơi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế,lượng khách hàng càng lớn,doanh nghiệp càng phát triển mạnh.
- Xác định sản phẩm này đánh vào đối tượng nào.
- Tập khách hàng đó ở đâu (Trong hay ngoài nước, khu vực lân cận,khu vực tỉnh).
- Vì sao khu vực đó lại thuận lợi để phát triển sản phẩm?
VD: Để sàn giao dịch Wemoney phát triển lớn mạnh, thị trường tiềm năng của wemoney sẽ tập trung vào các doanh nghiệp, tổ chức tài chính lớn trên cả nước. Khách hàng bên vay tập trung vào các chủ hộ gia đình cần vay tiền nhanh, các chủ doanh nghiệp cần vay vốn gấp, hay các đối tượng cá nhân cần chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp, tổ chức cùng ngành. Các nhà đầu tư luôn luôn đặt ra câu hỏi: “Vì sao chúng tôi nên đầu tư cho bạn? Với những đối thủ cạnh tranh lớn, bạn có điểm gì khác biệt và chiến lược gì để vượt qua họ?”
Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân là đội ngũ sẽ thực thi hóa các ý tưởng kinh doanh, cùng ban giám đốc xây dựng nên doanh nghiệp. Đội ngũ này rất quan trọng trong công ty vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc, va chạm và làm việc với khách hàng. Kinh nghiệm của họ là nguồn gốc tạo nên sự đổi mới trong công ty.
Tình hình tài chính và kêu gọi vốn.
- Tình hình tài chính: Hãy làm nội bật lên được khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua các bảng biểu, biểu đồ ước tính về doanh thu,lợi nhuận, chi phí mà doanh nghiệp đã đạt được trong một khoảng thời gian gần nhất.
- Với những doanh nghiệp đang hoạt động mà cần huy động vốn, tất cả những gì họ cần làm chính là chứng minh cho nhà đầu tư thấy họ có năng lực thanh toán nợ đúng kì hạn thông qua mức lương, doanh thu của họ và công ty.)
Xem thêm: