Họ thành công, còn ta thất bại. Là vì sao?

Họ thành công, còn ta thất bại. Là vì sao?

Khoảng cách giữa thất bại và thành công có lẽ chỉ cách nhau trong một gang tấc. Một vài thói quen tốt cùng sự kiên trì, nỗ lực sẽ giúp người ta đến với thành công. Ngược lại, sự trề trị, nản chí, suy nghĩ tiêu cực mãi mãi vùi con người ta ở dưới bùn sâu.

 

Về cơ bản, con người chúng ta không có sự khác biệt. Ai cũng xuất phát như nhau, cùng đi lên từ những vị trí thấp nhất trong xã hội. Nhưng vì sao thất bại và thành công không đi cùng với nhau? Có những người luôn luôn thành công, chinh phục hết ngọn núi này đến ngọn núi khác. Ngược lại, có những người luôn dậm chân tại chỗ mãi, không thể bứt phá, vượt qua khỏi rào cản của chính bản thân.

 

Câu trả lời là bởi người thành công có một cách nghĩ khác bạn.

Cùng Wemoney điểm qua sự khác biệt giữa thất bại và thành công.

Không sợ hãi, không ngại khó khăn gian khổ.

Người can đảm chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công chắc chắn là những người can đảm. Đúng vậy, đây là triết lý mà không phải ai cũng biết, tuy nhiên, nó đã được lưu truyền cả nghìn đời nay và được chứng thực thực tế. 

Những người thành công sẽ luôn luôn nỗ lực để đạt được điều mình mong muốn. Với họ,"thất bại là mẹ thành công" những khó khăn gian khổ không phải “hòn đá” ngáng chân, tuy duy lạc quan sẽ giúp cho công việc họ thuận lợi hơn rất nhiều.

Song, ngược lại, với những người có lối tư duy sợ hãi, họ sẽ nghĩ ra mọi lý do để biện minh cho sự lười biếng, thoái thác của bản thân. Họ ngại khó, họ ngại khổ, vì thế họ vĩnh viễn không bao giờ học được những bài học mới. Chỉ những khó khăn mới dạy cho ta những bài học.

Dám chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Các cụ dân gian có câu “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Thực tế, trong cuộc sống không ai là không mắc phải sai lầm. Những thăng trầm trong cuộc sống là những bài học tốt nhất để ta tự nhìn nhận lại khiếm khuyết của bản thân. Cách mà bạn giải quyết tình huống, nhìn nhận vấn đề sẽ ảnh hưởng tới 80% con đường thành công của bạn.

Trong một giao dịch đổ vỡ hay một quy trình bị hỏng hóc, người thành công thường tự đánh giá hoàn cảnh, kiểm tra lại các bước làm của bản thân rồi mới cân nhắc các yếu tố khách quan và ngoại cảnh. Song, đối với những kẻ thất bại, việc họ làm đầu tiên bao giờ cũng là đi tìm những nguyên do đến từ người khác hoặc không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Sự thiếu kiên nhẫn trong đức tính con người cũng như khả năng dám làm dám chịu chính là nguyên do khiến cho kẻ thất bại không bao giờ có thể vươn lên được. Việc phàn nàn, chối bỏ sai lầm sẽ khiến những người xung quanh chán chường, cảm thấy con người đó thật không đáng tin cậy và họ sẽ tránh xa những người đó trong các cuộc làm ăn tiếp theo.

Lập kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.

Việc lập kế hoạch có tác dụng vai trò to lớn trong việc quyết định các hướng đi và công việc trong cuộc đời bạn. Người thành công thường biết rõ họ là ai, họ ở đâu, học còn thiếu sót điều gì để lập kế hoạch hoàn thiện những mục tiêu đó. Họ sẵn sàng đi tìm những cơ hội, thách thức và không bao giờ chịu ngồi im một chỗ để chờ đợi. Do vậy, mỗi bước chân họ đi qua họ sẽ học được muôn vàn bài học mới và gặp gỡ những con người mới, đối tác mới và các bậc tiền bối.

Trái lại, một số người thường khá bị động trong việc định hướng cho cuộc đời mình.Tất cả những gì họ có thể làm là ngồi im một chỗ và chờ đợi cơ hội tự đến. Song, không phải ai cũng có thể may mắn tìm thấy cơ hội cho chính mình. Vì vậy, đa phần những kẻ thất bại hay những người làm việc các vị trí cấp thấp đều là những người bị động, không biết đi tìm con đường mới cho chính mình.

Luôn luôn học hỏi.

“Học, học nữa, học mãi” . Bất kể ai cũng phải học. Từ những người vị trí cấp thấp nhất đến những người ở vị trí cao, chúng ta đều có những điều phải học. Các chủ doanh nghiệp, CEO học về cách điều hành doanh nghiệp, quản lý nhân viên; những người vị trí quản lý sẽ phấn đấu nỗ lực học hỏi để đi lên vị trí cao hơn hay những bạn mới ra trường, các bạn phải học cách là nhân viên chính thức. Việc trau dồi kinh nghiệm là một quá trình không ngừng học hỏi, dù là ai, khi bạn ngừng học, các kiến thức sẽ dần phai nhạt. 

Việc học không chỉ thông qua việc học lý thuyết hay ngồi vào bàn đèn sách mà việc học còn biểu hiện qua việc chúng ta lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh, tham khảo ý kiến từ những người đi trước và rút ra kinh nghiệm từ thực tế.

Những người luôn luôn cho là mình giỏi, biết tất cả mọi thứ sẽ chỉ là những người dừng bước tại một vị trí nào đó. Sự tự tin thái quá chính là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn tự tin trong cuộc sống và bước đến những vị trí cao hơn, song, nó cũng có thể kéo bạn xuống nếu bạn quá tự tin và bắt đầu bộ lộ sự kiêu ngạo của mình.

Trên đây là những sự khác biệt chính giữa sự thất bại và thành công. Hãy không ngừng cố gắng và cùng Wemoney phát triển cá nhân mình.

 

Xem thêm:

  1. Cách chi tiêu tiền thật hợp lý trong 30 ngày.
  2. Trở thành chủ doanh nghiệp cho vay vốn thành công.
  3. Nội dung nào cần có trong bản kế hoạch kinh doanh ?

 

ĐĂNG KÝ VAY ĐỂ NHẬN TIỀN NGAY