Vay tín chấp khi có nợ xấu có được chấp thuận không?
Bạn đang có một khoản vay tín chấp ngân hàng gần đến kỳ hạn trả nợ nhưng chưa xoay sở được đủ tiền hay do công việc bận rộn, chuyến công tác bất ngờ khiến bạn bị lỡ hẹn với ngân hàng và dính vào nợ xấu.
Bạn đang thắc mắc không biết có được tiếp tục vay tín chấp khi có nợ xấu nữa không khi mà ngân hàng đã “ghi sổ” khoản nợ xấu của mình rồi?
Vay tín chấp khi có nợ xấu là như thế nào?
Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân, có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng và các khoản cho vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của bạn.
Vay tín chấp có thể:
- Vay theo lương
- Vay theo bảo hiểm nhân thọ
- Vay theo hóa đơn tiền điện
- Vay theo giấy phép kinh doanh
- Vay theo hợp đồng tín dụng trả góp
- Vay theo cà vẹt xe máy chính chủ
- Vay theo hạn mức thẻ tín dụng...
Khách hàng đi vay tín chấp được vay bằng tiền mặt và vay trả góp cả gốc và lãi hàng tháng. Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy, kết hợp hai khái niệm này với nhau ta có thể rút ra định nghĩa:
Vay tín chấp khi có nợ xấu là việc bạn tiếp tục muốn vay ngân hàng bằng uy tín của bản thân hay của tổ chức nơi bạn đang phục vụ khi đã “dính” một khoản nợ xấu từ ngân hàng ngân hàng.
Xem thêm: CIC là gì? Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?
Vay tín chấp khi có nợ xấu là như thế nào?
Vướng nợ xấu có vay tín chấp được không?
Hiện nay, theo quy định của các ngân hàng có 5 mức nợ xấu như sau:
- Mức 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn). Mức quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày
- Mức 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Mức 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Mức 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Mức 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày).
Theo đó, nếu khách hàng nằm trong nhóm 1, tức chỉ trả chậm từ 1 - 10 ngày thì chỉ bị phạt với mức phạt lãi quá hạn lên đến 150% và vẫn được tiếp tục hỗ trợ vay tín chấp khi có nợ xấu sau này.
Bên cạnh đó, nếu tần suất vay tín chấp khi có nợ xấu của các đối tượng thuộc nhóm 1 xảy ra thường xuyên, liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Nhưng khi người vay đã bị ngân hàng xếp vào nợ xấu nhóm 2, tức là trễ từ 10 - 90 ngày thì tất cả mọi nơi cho vay, ngân hàng cũng như các công ty tài chính sẽ không tiếp duyệt hồ sơ của khách hàng đó nữa.
Ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Điều này phần lớn phụ thuộc vào sự đánh giá của ngân hàng với khách hàng và khả năng chi trả của họ.
Sở dĩ các ngân hàng và các công ty tài chính kiểm soát chặt chẽ như vậy là nhằm mục đích giảm rủi ro nợ xấu đến mức thấp nhất. Có nghĩa với bất kì giao dịch tín dụng nào không đảm bảo thời gian trả tiền đúng hạn, khách hàng đều dễ dàng bị liệt vào “sổ đen”
Xem thêm: Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào?
Vướng nợ xấu có vay tín chấp được không?
Hồ sơ vay tín chấp khi có nợ xấu
Hồ sơ vay tín chấp ngân hàng khi bị nợ xấu cũng yêu cầu các giấy tờ thông thường như một hồ sơ mới. Khách hàng có thể yên tâm rằng quá trình kiểm duyệt thẩm định cũng được tiến hành bình thường:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của mỗi ngân hàng
- Bản sao CMND/hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác
- Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú KT3
- Hợp đồng lao động hoặc quyết định biên chế, bổ nhiệm
- Sao kê lương 3 tháng gần nhất (nếu nhận lương chuyển khoản) hoặc xác nhận lương (nếu nhận lương tiền mặt)
- Thẻ bảo hiểm y tế do công ty cấp (Nếu có)
- Ảnh 3X4
Bạn vẫn có thể vay tín chấp khi có nợ xấu nhưng hãy nhớ là chỉ nên trễ trong thời hạn 10 ngày trở xuống và lời khuyên chân thành dành cho bạn là tốt nhất nên để ý thời hạn trả nợ ngân hàng để có thể thanh toán đúng hạn bạn nhé.