Hệ thống rút tiền từ thể tín dụng trên máy POS và những hậu quả.
Hệ thống rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.
Dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ hay còn gọi là “hệ thống rút tiền từ thẻ tín dụng là một hệ thống bao gồm nhiều quy trình các dịch vụ hỗ trợ khách hàng từ vay tiền nóng cho tới thanh toán đúng kỳ hạn cho ngân hàng.
Thông thường, các ngân hàng chỉ cho phép người tiêu dùng rút tối đa 50% hạn mức có trong thẻ tín dụng và được phép thanh toán 100%. Nhiều nơi giao dịch, các cửa hàng tư nhân cung cấp dịch vụ máy POS đã lợi dụng điểm này này để trục lợi cá nhân.
Ví dụ:
Chị D sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng VIB và đang muốn rút 200 triệu từ thẻ này để giải quyết một số công việc kinh doanh nhưng lại lo lắng về mức phí và lãi suất cao. Do đó, chị đến gặp anh G tại cửa hàng tư nhân gần nhà để trao đổi về hình thức rút tiền qua thẻ tín dụng trên máy POS.
Chị D và ang G lúc này đã lấy danh nghĩa mua bán hàng hóa thường để thực hiện một giao dịch khống trên máy POS. Giao dịch khống ở đây được hiểu là một hình thức trao đổi tiền mặt và khoản tiền trong thẻ, thông qua giao dịch chủ cửa hàng sẽ nhận được % phí giao dịch từ chủ thẻ.
Chị D và anh G đã thực hiện một giao dịch đánh lừa ngân hàng, khiến ngân hàng tưởng rằng chi A đang thanh toán hàng hóa, từ đó, cho phép thanh toán 100% hạn mức tín dụng. Ngoài ra, chị D cũng được miễn lãi 45 ngày theo quy định thông thường.
Quy trình rút tiền từ thẻ tín dụng thông qua máy POS không có gì đặc biệt, giống như việc mua sắm hàng ngày.
Dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng.
Đáo hạn là gì? Khi đến kỳ hạn thanh toán, nếu bên vay, các khách hàng không thể thanh toán hết được số tiền dư nợ gốc và tiền lãi theo ước tính trên hợp đồng cho bên vay và ngân hàng, họ sẽ xin kéo dài thời gian thanh toán hợp đồng. Đây chính là đáo hạn.
Trong trường hợp khách hàng không muốn gia hạn hợp đồng, họ sẽ tìm đến các chủ cửa hàng cung cấp dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng để thương lượng. Đến ngày thanh toán, người vay sẽ mang chứng minh nhân dân/căn cước công dân và thẻ tín dụng đến để vay, lúc này, chủ cửa hàng sẽ nhận được một khoản gọi là “phí dịch vụ đáo hạn”.
CÁC HẬU QUẢ VÀ RỦI RO SẼ GẶP PHẢI KHI RÚT TIỀN TỪ THẺ TÍN DỤNG TRÊN MÁY POS.
Về phía pháp luật.
Theo quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, việc mua bán trái phép, thực hiện giao dịch khống là trái pháp luật. Các đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật là nộp phạt từ 15 đến 30 triệu tùy theo mức độ và số lần giao dịch. Do đó, để tránh mất thêm nhiều tiền oan, người tiêu dùng nên lựa chọn một hình thức rút tiền mặt khôn ngoan hơn như là vay tiền mặt gấp hoặc rút tại cây ATM...
Hậu quả cho chính cá nhân giao dịch.
Trước hết, như đã đề cập, hình thức rút tiền qua thẻ tín dụng này đang đi ngược với nền kinh tế và các chủ trương ngưng sử dụng tiền mặt trong thời đại công nghệ mới.
Thứ 2, khi khách hàng chủ động rút tiền, số tiền vượt quá hạn mức cho phép thì họ có thể rơi vào hoàn cảnh thanh toán chậm và đáo hạn. Việc đáo hạn có tác dụng giúp khách hàng có thêm thời gian chuẩn bị nhưng sẽ mất thêm phí nộp phạt cho ngân hàng theo ngày. Vì vậy, khi thực hiện đáo hạn trên 2 lần, khoản phí này có thể lên tới con số khổng lồ và ngân hàng sẽ quy định lịch sử giao dịch tín dụng là nợ xấu. Với những trường hợp này, người vay sẽ bị trừ điểm trên hệ thống CIC (hệ thống chấm điểm tín dụng cho khách hàng) và khả năng khách hàng vay tiếp những lần sau là sẽ rất khó khăn.
Thứ ba, vì đây là giao dịch không nên khách hàng không chính thức mua sắm dịch vụ hàng hóa nào cả mà chủ cửa hàng vẫn xuất hóa đơn. Do đó, việc rò rỉ thông tin khách hàng là rất cao nếu không có sự cam kết bảo mật và những nguy cơ như hack tài khoản, số tiền trong tài khoản sẽ biến mất chỉ trong một vài giây. Ngoài ra, các hacker cũng rất thành thạo trong việc sao chép thông tin cá nhân, làm thẻ giả và gây khó dễ cho ngân hàng.
Tóm lại, một khi đã bắt buộc phải sử dụng dịch vụ rút tiền mặt qua máy POS, chủ thẻ phải hết sức lưu ý trong việc bảo mật thông tin cá nhân của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro từ việc rò rỉ thông tin.